Thẻ

, ,

Sau vài lần hỏi đường để xác định phương hướng cho thật chính xác chúng tớ cũng đã đến được Củ Chi.

Địa đạo Củ Chi có hai điểm:

– Địa đạo Bến Dược: căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.

– Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng hướng dẫn đường đi đến Bến Đình và Bến Dược

Cũng thấy bảng chỉ dẫn có ghi 2 địa đạo ấy, nhưng theo như anh bộ đội ở Bến Đình nói thì nơi này thường chỉ dành cho khác nước ngoài tham quan còn người Việt đa phần là tham quan ở Bến Dược. Thật là tớ cũng chưa hiểu sao lại có sự phân biệt như thế, trừ trường hợp cái địa đạo bên này nó được đào rộng hơn để các anh, chị, cô, chú Tây balo có thể chui lọt =)). Tuy là có thắc mắc và cũng muốn vào coi cho biết nhưng bà chị cứ nằn nặc nói sang Bến Dược, thế nên đành phải chạy thêm 13km nữa từ Bến Đình sang Bến Dược.

Cổng chào, hướng vào khu Địa đạo Củ Chi

Một phần nhờ trận mưa đêm trước nên sáng hôm đó trời có vẻ dịu rất thích hợp cho kế hoạch khám phá Củ Chi, tuy nhiên cái bầu trời êm dịu ấy hiện hữu chằng được bao lâu thì đã cái nắng chang chang lại lần lướt khiến cho tớ càng cảm thấy việc chui xuống địa đạo là 1 điều không tưởng >”<, một phần là vốn dĩ nó đã quá chật hẹp và ngột ngạt, phần nữa có lẽ là do tớ, dĩ nhiên tớ không dám phủ nhận là dạo này tớ có phần ú hơn nhưng nói chung vẫn là “đầu xuôi đuôi lọt” ^^

Nơi ấy công nhận là..rộng khiếp, đi đến là mệt mỏi luôn. Nhưng công nhận là cảnh rất đẹp ^^. Nào giờ thì bắt đầu khám phá Địa đạo này nhé !

Sơ đồ các điềm tham quan

Chúng tớ hòa cùng dòng người đang xếp hàng trước cổng soát vé (họ đi theo tour thì phải thấy cũng khá là đông), mỗi người sau khi đưa vé cho anh bộ đội hoặc o du kích (ấy là do tớ nói thôi vì mấy anh mặc đồ bộ đội, đội mũ tai bèo, thiếu điều là choàng thêm tấm vải dù xanh lá cây còn các o du kích mặc áo bà ba đen, khăn rằn trên vai), họ dán cho mỗi người 1 cái …đại khái là miếng giấy có in cái hình địa đạo như cái logo nhỏ ấy.

Trước tiên anh bộ đội đưa mọi người đến phòng chiếu phim tài liệu về Củ Chi xa xưa…tất tần tật các phòng đều được làm chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu ^^

Hội trường 5 - Phòng chiếu phimỞ đây có sơ đồ nổi về mô hình địa đạo sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau bằng muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 280 km (cũng gần như bằng quãng đường từ Hồ Chí Minh lên Đà Lạt rồi ^^)

Khu khám chữa bệnh, phẩu thuật...

Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi tên giặc nào liều mạng mon men bò xuống thì chỉ cần rút nắp cho chúng trượt xuống để nếm món chông sắt nhọn hoắt có ngạnh như lưỡi câu. Với một hệ thống địa đạo như vậy, khi giặc chiếm được mặt đất, thì ngay dưới chân chúng là cả một thế giới ngầm, những người người kỳ diệu, có thể “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” vẫn sinh sống, hoạt động, họp hành, học tập… ròng rã bao tháng ngày với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

Hầm Công Binh Xưởng

Tiếp theo, chúng tôi được dẫn tới trước cửa một căn hầm bí mật. Nhìn mảnh ván nhỏ xíu trên mặt đất và ai nấy đều tròn xoe mắt, tất cả cùng đồng loạt hỏi 1 câu “làm sao có thể chui lọt xuống hầm đó?”, khỏi phải nói với cái thân hình đang ú dần lên thì tôi dám chắc mình không tài nào lọt qua chỗ đó ^^.

Ngoài ra còn có những ụ thông khí mà cứ  ngỡ  như  mấy ụ mối, rất sáng tạo đấy chứ ^^

căn hầm bí mật

Cứ tưởng ụ mối hóa ra...ụ đất được ngụy tạo với mục đích thông khí

Đến khu bếp Hoàng Cầm, điểm đặc biệt của gian bếp này là dù bạn có nấu nướng bất kể là món gì, tuyệt nhiên là không nhìn thấy ngọn khói nào ^^

Cạnh đấy là chỗ rửa tay (nguyên 1 cái ống tre to đùng bao quanh cái vòi nước nhìn cũng có chút hay hay). Ngay trên chiếc bàn lớn giữa phòng ăn là những đĩa sắn luộc thơm phức đang đợi mọi người, món ăn đồng quê đã lâu lắm mới có dịp thưởng thức (riêng tớ thì không mấy hứng thú với nó lắm vì cái đoàn mà tớ đi cùng người ta giành nhau ăn ghê quá, trong khi tớ chộp được pô hình này thì nhoáng 1 cái đã hết sạch sẽ,  trông phản cảm quá đi mất >”< )

Nơi rửa mặt và tay trước khi ăn món khoai mì

Khu bếp Hoàng Cầm

Khoai mì

… (còn tiếp)